6 thg 2, 2015

Chuyện của thầy Dorzin kể về Đấng Đạo sư vĩ đại Garchen!

  Hôm qua, mình rất hữu duyên được nghe câu chuyện của thầy Dorzin kể về Đấng Đạo sư vĩ đại Garchen.
   Khoảng vài năm trước đây, có một nhóm đệ tử nhỏ ở Indonesia có nhiều kết nối với Garchen Rinpoche và họ khao khát được quy y với Ngài. Họ đã liên lạc với thầy Dorzin để thầy báo lại cho Rinpoche sang Indonesia ban quy y cho họ. Sau một hồi suy nghĩ, thầy Dorzin cho rằng nếu gọi cho Garchen Rinpoche bay từ Mĩ sang Indonesia chỉ để ban quy y cho một vài người, rồi sau đó lại bay về Mĩ mất vài ngày thì quả là không cần thiết. Hơn nữa, Ngài tuổi đã cao, sức khoẻ có phần giảm sút, nên cuối cùng, Dorzin Rinpoche đã nhắn cho các Lama bên Mĩ rằng không cần Garchen Rinpoche phải sang Indonesia. Sau đó, Garchen Rinpoche đã đích thân gọi điện cho thầy Dorzin để khiển trách và ban một vài giáo huấn, và Ngài đã nói rằng: “Dù chỉ có một người quy y ta cũng sẽ sang để làm lễ.”
Mọi người chỉ nghĩ quy y là cánh cửa bước vào Pháp, cánh cửa đầu tiên, nhưng nếu được một đạo sư giữ giới luật tinh cần và ngài cũng nhận một mạch pháp không gián đoạn từ thời Đức Phật thì đó là nhân lành lớn lao nhất dẫn đến giải thoát.
   Sự quan trọng của quy y có thể làm rõ hơn trong câu chuyện sau của Đức Thế Tôn.
   Đề Bà Đạt Đa là một ác tri thức, luôn muốn làm hại Phật để thống lĩnh Tăng đoàn. Tội ác của Đề Bà Đạt Đa là không thể tha thứ, nên mặt đất đã nứt ra để nuốt y xuống địa ngục. Nhưng trước khi chết, y vẫn kịp chạy đến chỗ Đức Phật xin quy y. Đức Thế Tôn đã kịp, trước khi y bị nuốt hẳn, làm lễ thụ giới cho Đề Bà Đạt Đa. Vì Ngài hiểu rõ rằng, nếu không có quy y, thì A Tì coi như là vô vọng với giải thoát, còn nếu đó là một đệ tử đã quy y Tam bảo thì cánh cửa hi vọng, cánh cửa giải thoát vẫn mở, dù to hay nhỏ đi chăng nữa. Và tương lai, Đề Bà Đạt Đa sẽ chứng ngôi vị Bích Chi Phật Đà, hiệu Nam Mô, do trước khi chết y không kịp nói lời nào ngoài câu “Nam mô”.
***
Hier, j’ai été bien chanceux d’entendre cette histoire racontée par Dorzin Rinpoché sur le grand Guru Garchen Rinpoché.
Il y a quelques ans, un petit groupe de quelques disciples indonésiens qui avaient beaucoup de bonnes conditions avec Garchen Rinpoché souhaitaient tellement prendre refuge auprès de lui. Ils contactèrent le Vénérable Dorzin pour qu’il passât leur souhait à Garchen Rinpoché. Après avoir réfléchi, Dorzin Rinpoché pensa que vraiment, il n’était pas très nécessaire de prendre avion aux Indonésies seulement pour effectuer une cérémonie de refuge pour quelques personnes, et puis de retourner aux Etats-Unis dans quelques jours plus tard. En outre, Garchen Rinpoché ne se portait pas très bien en raison de son âge vieux. En conséquence, Dorzin dit aux Lamas aux Etat-Unis qu’il n’était pas nécessaire à Garchen Rinpoché d’aller aux Indonésies. Puis, Garchen Rinpoché téléphona en personne à Dorzin Rinpoché pour le lui reprocher et lui donner quelques enseignements. Garchen dit : « J’effectuerai la cérémonie de refuge, malgré une seule personne qui en a envie. »
Tout le monde pense simplement que la refuge n’est qu’une entrée au Bouddha-Dharma, mais il s’agit d’une grande bonne condition pour la libération si vous pouvez prendre refuge auprès d’un bonze qui respecte strictement les commandements et qui suit une lignée non coupée depuis le Bouddha.
L’importance de la refuge s’explique par cette histoire ci-dessus du Bouddha Shakya Mouni.
Devadatta était un très mauvais homme qui avait tout le temps désir de faire des dégâts au Bouddha pour détenir le Sangha. Ses crimes étaient bien intolérables, ainsi le sol s’ouvrit pour l’amener directement à l’enfer. Mais avant la mort, il put aller chez le Bouddha pour accueillir les vœux de refuge. Le Bouddha effectua la refuge pour Devadatta. Parce que le Bouddha comprenait clairement que sans refuge, l’enfer Avici ferme presqu’éternellement la libération. Pour un disciple tenant les vœux de refuge, la porte d’espoir et d’Eveil s’ouvre quand même. Et à l’avenir, Devadatta deviendra le Paccekabuddha nommé Namo, parce que juste avant la mort, il ne put déclarer que « Namo ».

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét