Trước khi chúng ta bắt đầu, thầy sẽ kể cho các con sự tích ngắn gọn về Đức Phật A Di Đà.
Vào một thời quá khứ, Đức Phật A Di Đà sinh làm một vị vua, còn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Tể tướng của vua. Trong kiếp đó, Đức A Di Đà đã phát khởi Bồ đề tâm và ngài nhận ra rằng thực ra có vô số Phật độ mà chỉ có chư vị Bồ Tát đăng Bất Động địa trở lên mới có thể đến được. Vậy nên ngài đã tha thiết muốn kiến lập một Phật quốc, một cõi Tịnh độ mà dù là phàm phu cũng có thể tái sinh vào. Như chúng ta đã đọc trong phần “Khẩn nguyện tái sinh Cực Lạc”, Đức Phật A Di Đà đã theo học vô số Đức Phật trong vô số cõi Phật. Trong vô lượng kiếp ngài đã cúng dường và khẩn nguyện trước chư Phật đó. Và vì thế nên ngài đã có thể kiến lập Phật quốc Cực Lạc mà phàm phu cũng có thể tái sinh ở đó nhờ cầu nguyện. Ngài đã thành tựu cõi Phật có đầy đủ phúc báo của tất cả các cõi Phật khác như vậy. Chúng sinh phàm phu có thể tái sinh ở cõi đó nhờ cầu nguyện, trừ những kẻ đã phạm năm tội Vô Gián, hay những kẻ phỉ báng giáo pháp.
Đức Phật A Di Đà đã phát nguyện: “Khi nào cõi Phật mà tất cả chúng sinh đã nguyện tái sinh vào sẽ được tái sinh của con chưa được kiến lập, con thề không thành Phật.” Do vậy, ngài đã kiến lập được cõi Phật để tất cả chúng sinh hàm thức có thể tái sinh nhờ cầu nguyện. Sau đó, Đức Phật A Di Đà chứng Vô thượng Bồ đề.
Đức Phật A Di Đà đã khẩn nguyện như vậy trước chư Phật mười phương và đã kiến lập nên Phật độ Cực Lạc. Cõi Phật này mới chỉ hiện diện được một tuần ngắn ngủi. Một ngày trên cõi Cực Lạc dài bằng một đại kiếp ở cõi Sa Bà. Một đại kiếp ở đây mới chỉ là một ngày trên Cực Lạc. Vậy nên cõi với chúng ta, cõi Tây phương tịnh độ đã có được bảy (mười ?) đại kiếp rồi. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng giảng dạy nhiều lần về Đức Phật A Di Đà. Ví dụ trong kinh Bạch Liên Hoa (?), Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng về những phúc báo vô cùng của cõi Cực Lạc. Ngài nói: “Về phương Tây của cõi này có một cõi Tịnh độ tên là Cực Lạc. Ở cõi đó Đức Phật trụ thế hiệu A Di Đà. Bất cứ ai nguyện đến ngài sẽ được tái sinh trong cõi tịnh độ đó.”
Khi Đức Phật A Di Đà kiến lập Phật quốc dành cho tất cả chúng hữu tình phát nguyện được tái sinh vào đó, ngài đã được vô số ức chư Phật ba thời tán thán với từ “Hi hữu thay” – thán từ biểu thị sự kì diệu. Từ “Hi hữu thay” này thể hiện sự kinh ngạc, thụ kí mà chư Phật mười phương đã nói với Đức Phật A Di Đà khi ngài kiến lập cõi Tịnh. Đức Phật A Di Đà được tán thán tương tự như kiểu Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận một giải thưởng.
Quán tưởng khi thực hành Pháp A Di Đà.
Có khá nhiều thần chú và phương pháp thực hành pháp A Di Đà. Khi chúng ta thực hành pháp này, chúng ta phải quán tưởng chính chúng ta là Đức Quan Thế Âm. Chúng ta quán tưởng rõ ràng chúng ta là Đức Quan Thế Âm. Đây là điểm trọng yếu. Nhưng trong bản thể, tất cả chúng ta đều có Phật tính. Vậy nên từ đó mới có liên kết. Chúng ta vốn đã có một mối liên hệ Phật – chúng sinh vì chúng sinh đều mang Phật tính. Chỉ vì chấp ngã mà Phật tính không hiển lộ. Nhưng ngay khi tâm từ bi phát khởi trong chúng ta, Phật tính bỗng trở nên rõ ràng, cụ thể. Ví dụ, cái cây có gốc và cành. Gốc cây cắm sâu xuống dưới mặt đất và thân cây hướng lên trên. Khi chấp ngã, chúng ta đi xuống dưới, khi từ bi sinh khởi, con đường hướng lên trên bắt đầu.
Sau khi quán tưởng chính ta trong thân Đức Quan Thế Âm rồi, các con phải quán tưởng Đức Phật hiện ra trước mặt mình trong hư không. Hình tượng Đức Phật A Di Đà này phải được quán tưởng rõ ràng, nhưng không có thực như cầu vồng. Nếu các con đã giải thoát tâm khỏi chấp vào thân mà các con cho rằng thực sự nó vốn có thật, thì thông qua tâm, các con có thể quán tưởng Đức Phật A Di Đà với nhiều kích cỡ khác nhau và bằng vô số cách khác nhau. Ví dụ, các con có thể quán tưởng một Đức Phật A Di Đà khổng lồ, cũng như một Đức Phật nhỏ xíu như một nguyên tử. Đức Phật A Di Đà bé như một nguyên tử ngồi trong vòng cầu vồng, và các con có thể quán tưởng vô số Đức Phật như thế tràn ngập trong hư không. Trong tim Đức Phật A Di Đà có chủng tử tự HRĪḤ. Đây cũng là chủng tử tự trong luân xa tim Đức Quan Thế Âm. Chủng tự HRĪḤ này thực sự là tâm điểm chú ý khi các con trì tụng. Từ chủng tự HRĪḤ phóng toả ra các tia sáng chiếu rọi đến các cõi Phật, v.v..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét